Trang chủ » Giới thiệu

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC – KĨ THUẬT VIỆT NAM

GIỚI THIỆU

VIỆN NGHIÊN CỨU

HỢP TÁC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

Institute for Education Cooperation and Development ( IECD )

1. TÍNH PHÁP LÝ CỦA VIỆN

  1. Cơ sở pháp lý

Viện nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục ( sau đây gọi tắt là Viện ) là tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam ( gọi tắt là Liên hiệp Hội Việt Nam ), hoạt động theo luật lao động và công nghệ.

Viện được thành lập theo quyết định số 401/QĐ – LHHVN ngày 06/06/2016 của chủ tịch đoàn chủ tịch hội đồng trung ương Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam. Viện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại ngân hàng và hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập.

Viện có trụ sở chính tại Hà Nội, khi cần thiết có thể mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại các địa phương trong nước theo quy định của pháp luật và của Liên hiệp hội Việt Nam.

1.2. Mục đích

Tập hợp các nhà khoa học, nhà giáo dục, chuyên gia có kinh nghiệm, các cán bộ có trình độ chuyên môn cao trong hoạt động tâm lý, giáo dục, tiến hành nghiên cứu, hợp tác, thực hiện các đề tài dự án và dịch vụ KH & CN nhằm đóng góp vào sự phát triển giáo dục Việt Nam.

1.3. Tên viện: Viện nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục

Tên tiếng Anh: Institute for Education Cooperastion and Development

Tên viết tắt: IECD

1.4. Địa chỉ

Cơ sở 1: Số 60, phố Vũ Hữu, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Cơ sở 2: Khu văn hóa nghệ thuật Mai dịch, Hồ Tùng Mậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 082 666 22 66

1.5. Chức năng của viện

Nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, hợp tác, thực hiện các đề tài dự án và dịch vụ KH & CN trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm đóng góp vào sự phát triển giáo dục ở Việt Nam.

1.6. Nhiệm vụ

– Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu các công trình, đề tài, dự án và các hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

– Dịch vụ khoa học và công nghệ: Tư vấn, phản biện các chương trình, đề tài, dự án và các hoạt đông liên quan đến lĩnh vực giáo dục; cung cấp chuyên gia; chuyên giáo công nghệ; biên soạn sách, tài liệu; đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn; giám sát , đánh giá cấp giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia.

– Hợp tác với các cá nhân và tổ chức giáo dục, các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ của Viện.

 

2. TẦM NHÌN

Viện nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục là cơ sở có uy tín trong nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức trong và ngoài ngành giáo dục.

3. SỨ MỆNH

Viện nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục là cơ sở nghiên cứu, hợp tác, đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp dịch vụ khoa học giáo dục có chất lượng cao; tạo dựng một môi trường nghiên cứu hiệu quả.

4. TÔN CHỈ

Viện nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục là một Viện phi lợi nhuận, độc lập, hợp tác, khai minh.

– Phi lợi nhuận: Mọi hoạt động của Viện đều vì mục tiêu phát triển giáo dục và không nhằm mục tiêu lợi nhuận.

– Độc lập: Viện độc lập trong quá trình triển khai các hoạt động và thực hiện các dự án/đề án nghiên cứu mà mình tham gia.

– Hợp tác: Viện hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân trong nước và ngoài nước, trong công lập và ngoài công lập… để triển khai các hoạt động ( đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục).

– Khai minh: Mội hoạt động của Viện đều hướng tới một nền giáo dục khai sáng, khai ming, khai phóng, hiện địa và tiến bộ cho Việt Nam.

5. GIÁ TRỊ CỐT LÕI

Giá trị cốt lõi của Viện là trung thực, tôn trọng, xuất sắc, công hiên

– I. Trung thực ( Integrity ): Trung thực, đáng tin được xem là giá trị nền tảng trong mọi hoạt động của Viện và là phẩm chất cơ bản của mọi thành viên của Viện.

– R. Tôn trọng ( Respect ): Mọi thành viên của Viện đặt sự tôn trọng con người lên đầu trong mọi hành xử của mình.Và mọi thành viên của Viện ý thức được rằng mình cần phải tôn trọng mọi người để nhận được sự tôn trọng của người khác.Ngoài ra tính chuyên nghiệp của Viện cũng được thể hiện qua việc “ tôn trọng sự khác biệt ” , nhất là sự khác bieetjkhi tranh luận về chuyên môn.

– E. Xuất sắc ( Excellence ): Viện tự đề ra các tiêu chuẩn cao và mục tiêu cao cho mọi hoạt động của mình.

– D. Công hiến ( Dedication ): Viện là một tổ chức hoạt động vì sứ mệnh của mình và luôn hướng đến lợi ích của những đối tượng mà mình phục vụ.

6. NĂNG LỰC CỦA VIỆN

6.1. Hội đồng cố vấn của Viện

– Gồm 6 thành viên gồm GS. VS. NGND Phạm Minh Hạc làm chủ tịch

6.2. Cơ cấu tổ chức của Viện

Sơ đồ cơ cấu, tổ chức của Viện Cơ cấu tổ chức của Viện gồm: Văn phòng, 4 phòng chức năng, 8 ban nghiên cứu, 2 trung tâm

6.3. Cán bộ cơ hữu của Viện

– Viện hiện nay có 23 cán bộ cơ hữu và hàng chục cộng tác viên. Trong đó: 11 giáo sư và phó giáo sư; 5 tiến sĩ; 7 thạc sĩ.

– Có 3 giảng viên cao cấp, 7 nghiên cứu viên cao cấp, còn lại là nghiên cứu viên chính thức.

6.4. Năng lực chuyên môn của cán bộ trong Viện

– Chuyên ngành tâm lý học – giáo dục học: Có những cán bộ nghiên cứu, giảng viên cao cấp về tâm lý học – giáo dục học đã viết hàng chục sách, giáo trình, tài liệu nghiên cứu, tham khảo. Đã tham gia đào tạo, bồi dưỡng cho hàng chục cử nhân, cao học, tiến sĩ và cán bộ các cấp. Đã tham gia nghiên cứu hàng trăm đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu cấp bộ, cấp Quốc gia, Quốc tế về lĩnh vực này.

– Chuyên ngành quản lý giáo dục: Có những chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng trong chuyên ngành này. – Chuyên ngành giáo dục mầm non: Nhiều chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy có uy tín trong giáo dục mầm non. Họ đã từng xây dựng chương trình giáo dục mầm non cho ngành, tham gia dào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên mầm non trong cả nước.

– Chuyên ngành giáo dục trẻ khuyết tật: Có những cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có uy tín cao về nghiên cứu trẻ khuyết tật, tham gia đào tạo hàng trăm cán bộ giáo viên dạy trẻ khuyết tật trong cả nước; tham gia nhiều đề tài, dự án giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

– Lĩnh vực giáo dục phổ thông: Nhiều chuyên gia của Viên đã tham gia xây dựng chương trình giáo dục phổ thông các cấp bậc học, tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho hàng chục ngàn giáo viên trong cả nước về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá, kiểm định chất lượng dạy học.

– Lĩnh vực giáo dục đại học và giáo dục nghể nghiệp: Có nhiềucaán bộ đầu ngành, có chuyên môn cao trong lĩnh vực nghiên cứu đào tạo giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học cao đẳng.

– Lĩnh vực giáo dục người lớn, giáo dục cộng đồng: Nhiều cán bộ của Viện là chuyên gia có uy tín, có nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục người lớn và giáo dục cộng đồng. Họ đã nghiên cứu thành công những mô hình giáo dục cho người lớn như mô hình trung tâm giáo dục thường xuyên, mô hình trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm học tập cộng đồng và các mô hình câu lạc bộ giáo dục khác. Tham gia nhiều dự án phát triển tổng thể dân tộc và miền núi, xóa mù chữ với phát triển cộng đồng và hiện nay đã được ứng dụng trong các dự án phát triển cộng đồng khác.

 

 

 

6.5. Thống kê một số kết quả khoa học của cán bộ của Viện

6.6. Thành viên hội đồng cố vấn của Viện

6.7. Cán bộ cơ hữu của viện

7. KẾ HOẠCH, CHIẾN LƯỢC

7.1. Trong năm 2016 – 2017

– Xây dựng hệ thống đồng bộ về cơ cấu, mạnh về chất lượng, có năng lực chuyên môn cao.

– Xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Viện, đảm bảo công khai, công bằng, dân chủ.

– Tổ chức liên kết với một số cá nhân, cấc cơ sở GD&ĐT ( hộc Viện, trường đại học, cao đẳng ) các sở GD&ĐT, các công ty, doanh nghiệp.

– Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cho các năm 2017 – 2018.

7.2. Từ năm 2018 – 2020

– Về nghiên cứu khoa học: Triển khai được ít nhất 8 đề tài nghiên cứu cấp bộ, LHH, cấp tỉnh và một số đề tài nghiên cứu cấp cơ sở đáp ứng nhu cầu thực tiễn giáo dục hiện nay. – Về hợp tác: Tiếp tục thu hút các nhà khoa học trong các chuyên ngành, các lĩnh vực về Viện cùng tham gia nghiên cứu. Hợp tác cùng với 50 trường đại học, cao đẳng trong cả nước; với 30 sở GD&ĐT và với một số công ty, doanh nghiệp cùng tham gia nghiên cứu về GD&ĐT. Ưu tiên nghiên cứu các đề tài về chất lượng giáo dục, phương pháp giáo dục, hiệu quả kinh tế – xã hội của giáo dục, giáo dục dân tộc và miền núi.

– Về đào tạo, bồi dưỡng: Kết hợp với một số trường đại học tham gia đào tạo cao học; kết hợp với một số trường đại học, cao đẳng khác mở các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Chú trọng đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, biên giới.

– Xây dựng kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong GD&ĐT đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin trợ giúp việc học tập của các em học sinh các dân tộc, các em học sinh miền núi và hải đảo.

– Bước đầu hợp tác với một số tổ chức Quốc tế, tổ chức phi chính phủ, trong nước và nước ngoài để thực hiện các hợp đồng phụ của các dự án hỗ trợ giúp đỡ cho giáo dục vùng khó và cực khó, các đối tượng thiệt thòi nhất trong xã hội.

7.3. Từ năm 2020 – 2025

– Về nghiên cứu khoa học: Tham gia các công trình nghiên cứu cấp nhà nước, một số đề tài cấp bộ trọng điểm vầ nhiều đề án, đề tài cấp bộ, cấp tỉnh, cấp Viện.

– Về đào tạo, bồi dưỡng: Tham gia đào tạo tiến sĩ và đào tạo thạc sĩ, đào tạo cử nhân ở một số trường đại học, học Viện.

– Về hợp tác Quốc tế: Hợp tác với một số Viện nghiên cứu và trường đại học trong khu vực và Quốc tế. Tiếp tục hợp tác với các tổ chức chính phủ và ph chính phủ để thực hiện các dự án hỗ trợ giúp đỡ phát triển giáo dục cho các dân tộc, miền núi và các đối tượng bị thiệt thòi trong xã hội.

8. NHỮNG HOẠT ĐNG CHÍNH MÀ VIỆN ĐANG THỰC HIỆN

8.1. Về công tác tổ chức

Viện tiết tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Viện.

8.2. Về hợp tác

– Viện đã hợp tác với các cơ sở giáo dục: Trường đại học thủ đô Hà Nội, trường đại học giáo dục – đại học Quốc gia Hà Nội, trường cao đẳng sư phạm Thái Bình, trường đại học Tân Trào – Tuyên Quang để cùng tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo , bồi dưỡng cán bộ cho các trường trên.

– Hợp tác với trường đại học Vinh về một số nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo viên.

– Hợp tác với sở KH&CN tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Hà Giang để nghiên cứu những vấn đề của giáo dục dân tộc và miền núi.

8.3 Về nghiên cứu khoa học

– Viện chủ động đề xuất các đề tài nghiên cứu với sở KH – CN Tuyên Quang, Hà Giang về các đề tài phục vụ cho giáo dục dân tộc và miền núi. – Xây dựng các đề cương các đề tài nghiên cứu cho năm 2017 – 2018 cấp bộ, cấp LHH và cấp tỉnh.

– Xây dựng đề cương cho các hội thảo về những vấn đề đang bức súc trong giáo dục “ Vấn đề an toàn cho học sinh khi sử dụng mạng xã hội ” ; “ Vấn đề phòng chống bạo lực trong học đường ” ; “ Vấn đề chống xâm hại tình dục học sinh phổ thông ”; …

9. ĐỐI TÁC

9.1. Bộ giáo dục và đào tạo

Vừa là đối tác vừa là cơ quan thụ hưởng các kết quả nghiên cứu của Viện để chỉ đạo thực hiệncác kết quả nghiên cứu của Viện

9.2. Vụ giáo dục và dạy nghề, ban tuyên giáo trung ương

Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu của Viện để tham mưu cho Đảng và nhà nước hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược và chỉ đạo thực hiện chủ trương, đường lối phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước.

9.3. Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam

Sử dụng kết quả nghiên cứu để tham mưu cho Đảng và nhà nước về xây dựng chiến lược, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo.

9.4. Một số cơ quan quản lý, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội vùng, địa phương

Sử dụng kết quả nghiên cứu đào tạo của Viện để hoạch định chính sách, chủ trương và chỉ đạo trực tiếp phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, vùng nói chung và phát triển giáo dục – đào tạo nói riêng.

9.5. Một số công ty, doanh nghiệp

Sử dụng kết quả nghiên cứu của Viện để xây dựng mô hình nhà trường chất lượng cao trong công ty.

9.6. Đặc biệt là các cơ sở giáo dục, nhân dân các địa bàn

Nghiên cứu được thụ hưởng trực tiếp những kết quả nghiên cứu của Viện, nâng cao được chất lượng giáo dục và đào tạo.

9.7. Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và tất cả mọi người trong xã hội

Sử dụng những nghiên cứu của Viện vào lĩnh vực công tác của mình.

 

10. PHỤ LỤC

10.1. Mặt mạnh

Đối với cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước

Đã có nhiều chính sách mới khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, các nhà khoa học tham gia vào các công trình nghiên cứu của nhà nước để phát triển KT – XH nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Đối với đội ngũ nghiên cứu của Viện

– Có đội ngũ những nhà khoa học tự nguyện, có trình độ chuyên môn cao nhiều kinh nghiệm và quản lý giáo dục chiếm gần 70% trong tổng số của Viện.

– Có nhiều cán bộ đã tham gia công tác quản lý từ Viện trưởng Viện nghiên cứu đến giám đốc các trung tâm nghiên cứu, trưởng phó phòng đào tạo tại học Viện, trường đại học, chủnhiệm hoặc phó chủ nhiệm khoa các trường đại học.

– Có nhiều người tham gia điểu hành các dự án Quốc tế, hợp tác với Unicef; Worbank; Unesco; Radabacnen; Worvion; …

– Có nhiều người đã làm chủ nhiệm cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở.

– Cán bộ của Viện trước đây và hiện nay đã tham gia đào tạo nhiều chục tiến sĩ và hàng trăm thạc sĩ tại các cơ sở đào tạo công lập.

Đã có những cán bộ nhận được huân chương lao động, bằng khen của thủ tướng chính phủ 11 của bộ trưởng và các cấp tương đương khác.

10.2. Những điểm yếu

– Tuổi bình quân của cán bộ trong Viện trên 50. Só đông cán bộ có học hàm,học vị tuổi đều cao trên 60.

– Số cán bộ trẻ còn ít, năng lực chuyên môn còn bị hạn chế.

10.3. Thời cơ

– Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư ( Cách mạng KHCN 4.0 ) mở ra hàng loạt những vấn đề ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào các vấn đề trong giáo dục.

– Việt Nam đã và đang thực hiện về cuộc cách mạng GD&ĐT. Thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT có hàng loạt các vấn đề cần các nhà khoa học, nhà giáo dục phải dốc toàn tâm, toàn sức tham gia nghiên cứu như mục tiêu giáo dục; chương trình sách giáo khoa; các hình thức tổ chức dạy học; vấn đề tổ chức quản lý; vấn đề đào tạo giáo viên; …

– Việt Nam đã và đang tham gia các hiệp định hợp tác toàn diện với các nước phát triển và đang phát triển, những thành tựu khoa học công nghệ, những kết quả nghiên cứu GD&ĐT ở các nước sẽ giúp cho Việt Nam nhiều bài học quý giá để đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu hội nhập.

10.4. Thách thức

– Cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 đã và đang phát triển nhanh chóng kéo theo là những cuộc cải cách giáo dục căn bản và toàn diện trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi đội ngũ cán bộ của Viện phải không ngừng vươn lên để bắt nhịp cùng sự phát triển đó.

– Hội nhập Quốc tế ngày càng sâu rộng, trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao của các nước tiên tiến ngày càng thâm nhập và ảnh hưởng tới Việt Nam.

 

 

0822 86 58 58
Liên hệ