Trang chủ » Nghiên Cứu Khoa Học » Kỷ yếu hội thảo KH » Hội thảo” Bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non; Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp” ngày 15.01.2021

Hội thảo” Bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non; Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp” ngày 15.01.2021

Hội thảo” Bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non; Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp” ngày 15.01.2021

Trong ngày 15/01/2021, VIỆN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC đã phối hợp tổ chức hội thảo” Bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non; Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp”

Với mục tiêu góp phần tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động về đạo đức và năng lực ứng xử sư phạm của đội ngũ cán bộ nhà giáo, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục đã phối hợp với chuyên môn tổ chức Hội thảo với chủ đề” Bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non; Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp”.

PGS TS Tô Bá Trượng, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục phát biểu khai mạc Hội thảo ” Bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non; Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp”.

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm và tham dự của các đồng chí lãnh đạo Vụ Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo các Tỉnh, Viện KHGD Việt Nam, Liên Hiệp hội Khoa học,  Hội khoa học tâm lý – Giáo dục Việt Nam, Ban Tuyên giáo TW; các nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước đến từ các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo và các cơ sở Giáo dục Mầm non trên cả nước, các chuyên gia đến từ Singapore.

Bạo lực là một hành động hay mối đe dọa có thể vi phạm sự toàn vẹn của người khác, hoặc khiến một người cảm thấy bị đe doạ, sợ hãi, bị thương tích hoặc tổn hại – cho dù người này là trẻ em hay người lớn. Bạo lực có thể là một hành động có chủ ý hoặc tồn tại ở dạng cảm xúc, ham muốn bạo lực. Bất kì hành vi bạo lực nào của cha mẹ hay người chăm sóc đều có tính phá hoại hoặc ngăn chặn sự phát triển hình ảnh bản thân tích cực của trẻ. Mọi hình thức bạo lực đều gây nguy hiểm cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

Từ các vấn đề được trình bày, Hội thảo đã làm sáng rõ các khái niệm bạo hành trẻ mầm non, sự ảnh hưởng của bạo hành đến phát triển trẻ mầm non và các quan điểm về hạnh phúc của trẻ mầm non. Các nhà sư phạm được tiếp cận với các quan điểm mới về Trường Mầm non hạnh phúc và học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển như Singapore trong việc chống bạo hành trẻ mầm non và các cách thức để giúp trẻ mầm non được hạnh phúc. Hội thảo cũng giới thiệu một số mô hình hoạt động của một số trường tại Việt Nam với việc mang lại niềm vui đến trường cho trẻ mầm non thông qua các ứng dụng.

Sau cùng PGS TS Nguyễn Gia Cầu nhận định: Muốn có một trường mầm non hạnh phúc để mang đến tình yêu thương ấm áp và phát triển tiềm năng trí tuệ của trẻ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà trường từ Ban giám hiệu đến các giáo viên. Các thầy cô giáo phải hạnh phúc, có năng lực, kĩ năng sư phạm, phải yêu nghề, yêu trẻ, phải có lòng kiên nhẫn và phải có kĩ năng ứng xử sư phạm./.

Một số Hình Ảnh tại buổi Hội Thảo:

 

about-star

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0822 86 58 58
Liên hệ