Trang chủ » Đào tạo bồi dưỡng » Đào tạo ngắn hạn » Chứng chỉ » Nghiệp vụ sư phạm hay TESOL, lựa chọn đúng đắn theo định hướng của bạn

Nghiệp vụ sư phạm hay TESOL, lựa chọn đúng đắn theo định hướng của bạn

Nên học nghiệp vụ sư phạm hay TESOL để trở thành giáo viên tiếng Anh? Đây là câu hỏi của rất nhiều người đặt ra khi tìm kiếm cơ hội nâng cao trình độ và kỹ năng giảng dạy tiếng Anh.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếng Anh không chỉ là ngôn ngữ mà còn là trở thành một kỹ năng thiết yếu trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Điều này đã tạo nên nhu cầu tuyển dụng rất lớn từ các trường học, trung tâm ngoại ngữ đến các doanh nghiệp. Chính vì thế, các giáo viên cần phải liên tục cập nhật các phương pháp giảng dạy và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong giảng dạy.

Những chứng chỉ chuyên môn như nghiệp vụ sư phạm, TESOL đang trở thành điều kiện ứng tuyển không thể thiếu, giúp giáo viên cải thiện kỹ năng, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Bài viết này sẽ cung cấp với bạn đọc những thông tin về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn quyết định học tập và đầu tư vào hợp lý.

I. Giới thiệu về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là loại văn bằng xác nhận một người đã hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ sư phạm đối với đối với các cá nhân không được đào tạo chuyên ngành sư phạm nhưng có yêu cầu, nguyện vọng muốn trở thành giáo viên.

Các bạn đã tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc trường nghề; người đã có trình độ chuyên môn nhưng chưa qua đào tạo sư phạm, đang có mong muốn trở thành nhà giáo, nếu muốn nhận chứng chỉ sẽ phải tìm hiểu và tham gia học và lấy chứng chỉ này. Tại Việt Nam, chứng chỉ này là một yêu cầu bắt buộc đối với những người giảng dạy trong hệ thống trường công lập.

Để có được chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, học viên phải tham gia chương trình đào tạo do các trường đại học sư phạm và các cơ sở đào tạo được Bộ giáo dục và Đào tạo cấp phép tổ chức. Sở hữu chứng chỉ này giúp giáo viên đáp ứng yêu cầu pháp lý và chuyên môn, đảm bảo chất lượng giáo dục trong hệ thống trường công lập tại Việt Nam.

Ưu điểm khi học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

1. Đáp ứng yêu cầu pháp lý

Đây là chứng chỉ bắt buộc đối với những ai muốn giảng dạy tại hệ thống trường công lập tại Việt Nam. Việc sở hữu chứng chỉ này được coi như là một “tấm vé thông hành” về mặt pháp lý trong môi trường giáo dục.

2. Trang bị kiến thức sư phạm

Chương trình học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được thiết kế phù hợp với hệ thống giáo dục Việt Nam, với các kiến thức về sư phạm, quản lý lớp học và đánh giá học sinh theo chuẩn quốc gia. Điều này giúp giáo viên dễ dàng áp dụng kiến thức vào môi trường thực tế giảng dạy tại Việt Nam.

3. Thêm nhiều cơ hội việc làm

Việc có chứng chỉ này không chỉ giúp bạn đủ điều kiện làm việc trong hệ thống trường công, mà còn mở ra cơ hội giảng dạy tại các trường tư thục và các trung tâm giáo dục uy tín, nơi yêu cầu chứng chỉ sư phạm như một tiêu chuẩn.

Nhược điểm khi học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

1. Thiếu tính thực hành

Một số chương trình đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm có thể tập trung quá nhiều vào lý thuyết mà thiếu các bài thực hành thực tế. Điều này có thể làm hạn chế kỹ năng ứng dụng kiến thức vào giảng dạy thực tiễn. 

2. Giới hạn khuôn khổ trong hệ thống trường công lập

Dù chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cần thiết cho hệ thống trường công, nhưng nó khó có thể cạnh tranh trong môi trường quốc tế hoặc tại các trường và trung tâm giáo dục tư thục lớn, nơi yêu cầu trình độ cao hơn hoặc các chứng chỉ quốc tế như TESOL.

3. Thời gian học

Thời gian học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thường kéo dài từ 6 tháng đến 12 tháng, điều này có thể được coi là một nhược điểm rất lớn đối với những người mong muốn “cấp tốc” trong sự nghiệp giảng dạy. Khoảng thời gian này đòi hỏi người học phải dành sự tập trung và cam kết lâu dài, có thể gây khó khăn cho những người đã có công việc hoặc bận rộn với các trách nhiệm cá nhân khác. Hơn nữa, quá trình học tập kéo dài có thể làm trì hoãn thời gian bắt đầu công việc giảng dạy chính thức, đặc biệt là đối với những ai cần chứng chỉ để đủ điều kiện làm việc ngay.

II. Giới thiệu về chứng chỉ TESOL

Chứng chỉ TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) là một chứng chỉ quốc tế được công nhận, dành cho những người muốn giảng dạy tiếng Anh cho người nói ngôn ngữ khác. Chứng chỉ này trang bị cho giáo viên các kỹ năng, phương pháp và kiến thức để giảng dạy tiếng Anh một cách hiệu quả. Khi đạt được tấm bằng này, bạn sẽ được công nhận là sở hữu kỹ năng sư phạm chuyên nghiệp.

Có thể nói, chứng chỉ TESOL là “tấm vé vàng” để mở ra cơ hội việc làm tại các trường học, trung tâm quốc tế với mức lương cao. Bên cạnh kiến thức tiếng Anh, kỹ năng giảng dạy cũng sẽ giúp giáo viên nâng mức lương của mình lên gấp đôi, gấp ba. 

Ưu điểm chứng chỉ TESOL

1. Bằng TESOL được công nhận trên 100 quốc gia và ít nhất 1000 trường học

Chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh quốc tế TESOL được công nhận trên khắp 100 quốc gia, hơn 1000 trường học và trung tâm ngoại ngữ trên toàn thế giới. Điều này mang ý nghĩa rằng khi bạn sở hữu chứng chỉ TESOL, bạn hoàn toàn nắm chắc cơ hội giảng dạy tiếng Anh ở bất kỳ nơi đâu.

2. Chứng chỉ TESOL có giá trị vô thời hạn, thời gian đào tạo ngắn

Các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEIC, TOEFL,… đều có thời hạn trong khoảng 2 năm. Riêng với TESOL, bạn chỉ cần học một lần và sở hữu tấm bằng vô thời hạn. Không những thế, bạn còn được tự do học lại để cải thiện điểm số. Ngoài ra chứng chỉ TESOL thường có thời gian đào tạo ngắn, từ vài tuần đến vài tháng tùy theo chương trình cụ thể. Thời gian đào tạo ngắn giúp học viên nhanh chóng hoàn thành khóa học và sẵn sàng bước vào môi trường giảng dạy tiếng Anh chuyên nghiệp. Tuy nhiên không vì vậy mà ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, các khóa học TESOL vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho giảng dạy hiệu quả.

3. TESOL là bắt buộc với giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội việc làm tại các trung tâm ngoại ngữ, trường quốc tế

Tại Việt Nam, TESOL là một trong những điều kiện bắt buộc tại các trung tâm Anh ngữ hay trường học quốc tế. Vì là chứng chỉ có giá trị quốc tế, thế nên phương pháp giảng dạy này sẽ mang đến sự mới lạ, thú vị cho cả người giảng dạy lẫn học viên. Từ đó phát triển sự nghiệp trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp.

4. Trang bị cho giảng viên kỹ năng xử lý tình huống

Bên cạnh kiến thức tiếng Anh, người đứng lớp phải có cả bản lĩnh giảng dạy. Bằng không, họ sẽ không kiểm soát nội dung, thời lượng giảng dạy. Khóa học TESOL chính là cơ hội để các giáo viên tương lai rèn giũa kỹ năng giảng dạy của mình. Từ đó tự tin giải quyết những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. 

Nhược điểm chứng chỉ TESOL

1. Chi phí học cao hơn

So với các chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm, học phí cho khóa học TESOL thường cao hơn hẳn. Điều này có thể là một rào cản đối với những ai muốn nâng cao trình độ giảng dạy tiếng Anh nhưng gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, đầu tư vào khóa học TESOL là một lựa chọn đáng giá đối với những ai muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh.

2. Không ứng tuyển được vào trường công lập

Như đã đề cập trước đó, thì nhược điểm lớn của chứng chỉ TESOL là không đủ điều kiện để ứng tuyển vào các trường công lập tại Việt Nam dù chứng chỉ mang giá trị toàn cầu.

III. Nên học nghiệp vụ sư phạm hay TESOL?

Tùy thuộc vào định hướng trong sự nghiệp của bạn nên cân nhắc lựa chọn.

  • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm sẽ là lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn làm việc trong hệ thống giáo dục công lập và thích làm việc trong môi trường có tính kỷ luật cao.
  • Chứng chỉ TESOL là lựa chọn tốt nếu bạn muốn làm việc tại trung tâm tiếng Anh, trường quốc tế và thích môi trường năng động, sáng tạo.

Đồng thời bạn cũng có thể cân nhắc học cả hai chứng chỉ nếu bạn muốn mở rộng cơ hội nghề nghiệp và phát triển sự nghiệp trong nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau.

IV. Kết

Mang đến những cơ hội to lớn cho người học, việc sở hữu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hayTESOL đều là quyết định đúng đắn để trở thành người giáo viên tiếng Anh giỏi và có tâm trong tương lai. Chúc bạn thành công!.

VIỆN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC IECD
+Cơ sở 1: Số 60, phố Vũ Hữu, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
+Cơ sở 2: Khu văn hóa nghệ thuật Mai dịch, Hồ Tùng Mậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Hỗ trợ qua Zalo:
Hotline: 0822 865 858

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0822 86 58 58
Liên hệ