Trang chủ » Đào tạo bồi dưỡng » Đào tạo ngắn hạn » Chứng chỉ » TKT (Teacher Knowledge Test) và TESOL (Teaching English to Speakers of Other Language)

TKT (Teacher Knowledge Test) và TESOL (Teaching English to Speakers of Other Language)

Chứng chỉ TKT (Teacher Knowledge Test) là gì?. Nên học TKT (Teacher Knowledge Test) hay TESOL (Teaching English to Speakers of Other Language)? 

I. Giới thiệu chứng chỉ TKT (Teacher Knowledge Test) 

TKT viết tắt của cụm từ: The Teacher Knowledge Test ( Kiến thức Giáo viên). Đây là một chứng chỉ mới trong hệ thống Cambridge ESOL bắt đầu từ năm 2005. Chứng chỉ này thích hợp cho giáo viên cho giáo viên các cấp như tiểu học, trung học, đại học, cao đẳng nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và cũng chưa có bằng cấp giảng dạy quốc tế nào.

Chứng chỉ này được thiết kế cho những giáo viên muốn hiểu biết sâu hơn về các phương pháp và kiến thức, học thuyết giảng dạy tiếng Anh. Nhìn vào chứng chỉ này, nhà tuyển dụng có thể nắm được trình độ của giáo viên mà không nhất thiết phải chứng minh các kỹ năng giảng dạy thực tế của mình

1. Lợi ích  chứng chỉ TKT

Chứng chỉ TKT mang lại nhiều lợi ích từ đó trở thành lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều giáo viên:

  • Tính linh hoạt: Cấu trúc module của TKT cho phép ứng viên học theo tốc độ của riêng mình và chọn các module phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của họ. Tính linh hoạt này giúp giáo viên dễ dàng sắp xếp việc học của mình không trùng với lịch trình làm việc.
  • Sự công nhận quốc tế: TKT được công nhận trên toàn thế giới, có thể nâng cao cơ hội tuyển dụng của bạn ở các trung tâm tiếng Anh uy tín. Nó đặc biệt được coi trọng ở những khu vực mà tiếng Anh được dạy như một ngôn ngữ nước ngoài.
  • Phát triển chuyên môn: TKT là lựa chọn tuyệt vời để bạn hiểu biết thêm về phương pháp, kiến thức giảng dạy. Đây cũng là bước đệm hữu ích cho sự phát triển năng lực chuyên môn của bạn, như việc theo đuổi chứng chỉ TESOL hoặc CELTA sau này.
  • Tiết kiệm chi phí: So với các chứng chỉ giảng dạy khác, TKT có chi phí tương đối phải chăng, không quá cao, giúp nhiều ứng viên có thể dễ dàng tiếp cận được.

2. Điều kiện nhận chứng chỉ TKT

Để đạt được chứng chỉ TKT (Teaching English Test), bạn không cần phải đáp ứng các điều kiện tiên quyết nghiêm ngặt như bằng IELT hay TOEIC. TKT có thể tiếp cận được với bất kỳ ai có hiểu biết cơ bản về tiếng Anh, thường ở trình độ B1 trở lên theo khung tham chiếu chung về ngôn ngữ của Châu Âu (CEFR). Điều này khiến TKT trở thành lựa chọn lý tưởng cho cả giáo viên mới muốn chứng minh kiến ​​thức giảng dạy của mình và giáo viên có kinh nghiệm muốn cập nhật hoặc nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình.

3. Đối tượng dự thi:

  • Sinh viên các trường đại học mong muốn theo nghề giảng dạy tiếng Anh trong môi trường quốc tế.
  • Những người đã có kiến thức tiếng Anh cơ bản.
  • Những người đã đi làm, mong muốn chuyển nghề, tìm kiếm công việc lương cao.

4. Thời gian sử dụng của TKT:

Cũng giống một số chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh khác, chứng chỉ TKT có thời hạn vĩnh viễn. Bạn chỉ cần thi một lần đạt và được cấp chứng chỉ thì không cần phải thi lại.

5. Hình thức thi:

Bài thi TKT thi trên máy hoặc trên giấy tùy từng đơn vị tổ chức thi. Bài thi được thực hiện dưới hình thức thi trắc nghiệm.

Thời gian thi: Mỗi mô – đun kéo dài 80 phút. Thí sinh có thể chọn thi từng mô-đun vào các thời điểm khác nhau hoặc thi nhiều mô-đun trong cùng một ngày, tùy theo lịch tổ chức của trung tâm khảo thí.

II. Chứng chỉ TESOL (Teaching English to Speakers of Other Language)

Chứng chỉ TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) là một chứng chỉ quốc tế được công nhận, dành cho những người muốn giảng dạy tiếng Anh cho người nói ngôn ngữ khác. Chứng chỉ này trang bị cho giáo viên các kỹ năng, phương pháp và kiến thức để giảng dạy tiếng Anh một cách hiệu quả. Khi đạt được tấm bằng này, bạn sẽ được công nhận là sở hữu kỹ năng sư phạm chuyên nghiệp.

Các chứng chỉ TESOL được công nhận trên toàn cầu và thường được yêu cầu cho các vị trí giảng dạy trong nhiều bối cảnh giáo dục khác nhau. Nhiều khóa học TESOL đã phát triển các lộ trình ưu tiên thực hành, đảm bảo rằng các ứng viên được chuẩn bị tốt cho các tình huống thực tế trong lớp học.

1. Điều kiện nhận chứng chỉ TESOL

Để tham gia khóa học và nhận chứng chỉ TESOL, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tốt nghiệp cao đẳng/đại học chuyên ngành ngôn ngữ Anh
  • Có bằng cấp IELTS 6.0 hoặc TOEIC 750 trở lên (mức điểm tùy thuộc vào trung tâm bạn đăng ký).
  • Nếu bạn không đáp ứng được các điều kiện trên thì cũng có thể hoàn thành bài test đầu vào của trung tâm bạn muốn theo học.

2. Ưu điểm chứng chỉ TESOL

Thời gian đào tạo ngắn giúp học viên nhanh chóng hoàn thành khóa học và sẵn sàng bước vào môi trường giảng dạy tiếng Anh chuyên nghiệp. Tuy nhiên không vì vậy mà ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, các khóa học TESOL vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho giảng dạy hiệu quả.

Các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEIC, TOEFL,… đều có thời hạn trong khoảng 2 năm. Với TESOL, bạn chỉ cần học một lần và sở hữu tấm bằng vô thời hạn. Không những thế, bạn còn được tự do học lại để cải thiện điểm số.

Kinh nghiệm thực tế: Không giống như TKT, chủ yếu dựa trên lý thuyết, các chương trình TESOL bao gồm kinh nghiệm giảng dạy thực tế. Đào tạo thực hành này vô cùng có giá trị để xây dựng sự tự tin và năng lực trong lớp học.

3. Nhược điểm của chứng chỉ TESOL

Học phí cho khóa học TESOL thường khá cao. Điều này có thể là một rào cản đối với những ai muốn nâng cao trình độ giảng dạy tiếng Anh nhưng gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, đầu tư vào khóa học TESOL là một lựa chọn đáng giá đối với những ai muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh.

III. Nên học TKT (Teacher Knowledge Test) hay TESOL (Teaching English to Speakers of Other Language)? 

Việc chọn học chứng chỉ TKT hay TESOL phụ thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp và tình hình cụ thể của bạn. Tham khảo một số chỉ tiêu so sánh để đưa ra quyết định đúng với định hướng của mình:

TKT (Teaching Knowledge Test)

  • Đối tượng: Phù hợp với cả giáo viên mới vào nghề và những người đã có kinh nghiệm giảng dạy muốn củng cố kiến thức chuyên môn.
  • Nội dung: Tập trung vào kiến thức lý thuyết về ngôn ngữ và giảng dạy, không yêu cầu thực hành giảng dạy.
  • Chi phí và thời gian: Thường rẻ hơn và nhanh hơn để hoàn thành so với TESOL.
  • Lợi ích: Cung cấp nền tảng vững chắc về lý thuyết giảng dạy tiếng Anh, dễ dàng đăng ký thi và học tại nhiều nơi.

TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages)

  • Đối tượng: Phù hợp với những người muốn có kiến thức toàn diện về giảng dạy tiếng Anh, bao gồm cả lý thuyết và thực hành.
  • Nội dung: Bao gồm cả lý thuyết và thực hành giảng dạy, yêu cầu thực hiện thực tế trong lớp học.
  • Chi phí và thời gian: Thường đắt hơn và tốn nhiều thời gian hơn so với TKT. Học phí có thể dao động từ 20.000.000 đến 50.000.000 VND hoặc hơn, tùy thuộc vào chương trình và tổ chức.
  • Lợi ích: Được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là trong việc tìm kiếm việc làm tại các trung tâm ngoại ngữ, trường học quốc tế và các tổ chức giáo dục uy tín. Có thể giúp giáo viên chuẩn bị tốt hơn cho công việc giảng dạy thực tế.
VIỆN NGHIÊN CỨU HỢP TÁC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC IECD
+Cơ sở 1: Số 60, phố Vũ Hữu, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
+Cơ sở 2: Khu văn hóa nghệ thuật Mai dịch, Hồ Tùng Mậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Hỗ trợ qua Zalo:
Hotline: 0822 865 858

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0822 86 58 58
Liên hệ