Bảo vệ đề tài khoa học “Tổ chức đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay – những khó khăn, bất cập và giải pháp khắc phục”.
Sáng ngày 8 tháng 12 năm 2023, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học: “Tổ chức đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay – Những khó khăn, bất cập và giải pháp khắc phục”.
Đề tài do Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục chủ trì thực hiện, PGS.TS Trần Đình Tuấn làm chủ nhiệm. Đây là đề tài tư vấn, phản biện và giám định xã hội năm 2023, do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam là cơ quan chủ quản.
PGS.TS Trần Đình Tuấn – Chủ nhiệm đề tài, báo cáo kết quả nghiên cứu
Đề tài được nghiệm thu tại Hội trường của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, nhà D20, ngõ 19, đường Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài gồm 7 thành viên, do PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ làm chủ tịch. Tham dự buổi nghiệm thu đề tài, về phía Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam có ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký và bà Bùi Kim Tuyến, Trưởng Ban Tư vấn, Giám định và Phản biện xã hội. Về phía Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục có PGS.TS Tô Bá Trượng, Viện trưởng, PGS.TS Nguyễn Gia Cầu, Bí thư chi bộ, Phó Viện trưởng, ông Bùi Trần Công, Chánh văn phòng và các thành viên trong Ban Nghiên cứu đề tài. Đặc biệt, tham dự buổi nghiệm thu đề tài còn có ông Nguyễn Văn Thảo là một doanh nhân từ Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng hành cùng Ban Nghiên cứu đề tài trong suốt quá trình thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.
Các thành viên Hội đồng và Ban Nghiên cứu đề tài chụp ảnh lưu niệm
Bà Hồ Thị Thùy Linh thay mặt cho cơ quan chủ quản đọc Quyết định thành lập Hội đồng, công bố các điều kiện cần và đủ để buổi nghiệm thu đề tài được thực hiện đúng quy định.
Sau khi nghe PGS.TS Trần Đình Tuấn, Chủ nhiệm đề tài báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ đã giới thiệu các phản biện và các thành viên trong Hội đồng phát biểu ý kiến nhận xét, đánh giá, nêu câu hỏi cho Chủ nhiệm đề tài.
Hầu hết các ý kiến phát biểu đều đánh giá cao về kết quả nghiên cứu của đề tài. Các nhà khoa học cho rằng, đề tài được tổ chức thực hiện nghiêm túc, công phu, kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn thiết thực, có thể triển khai ứng dụng trong thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Đề tài đã hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đúng tiến độ thời gian.
Bà Bùi Kim Tuyến, Trưởng Ban Tư vấn, Giám định và Phản biện xã hội đồng thời là ủy viên Hội đồng cho rằng Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục là đơn vị thường xuyên thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ khoa học. Các sản phẩm nghiên cứu của đề tài đúng theo hợp đồng, có những sản phẩm vượt trội theo quy định.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, đã phát biểu ý kiến cá nhân và tóm tắt ý kiến của các thành viên trong Hội đồng. Ông đánh giá cao các hoạt động nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Ban đề tài đã tổ chức nghiên cứu thực tiễn ở 10 nhà trường và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa, Đồng Nai. Kết quả điều tra băng phiếu hỏi được xử lý nghiêm túc, công phu có độ tin cậy khoa học. Đã tổ chức hội thảo khoa học quy mô 68 đại biểu từ các vùng miền khác nhau trên cả nước tham dự, ra được cuốn kỷ yếu 468 trang do Nhà xuất bản Lao động ấn hành; viết được 11 chuyên đề, 11 bài báo khoa học liên quan đến đề tài. Bản báo cáo tổng hợp đề tài gồm 91 trang nội dung, 10 bản phụ lục. Những sản phẩm đó đã thể hiện tinh thần, thái độ nghiên cứu nghiêm túc, công phu của các thành viên Ban nghiên cứu đề tài. Những hạn chế của đề tài là không lớn.
Thay mặt Ban Nghiên cứu đề tài, PGS.TS trần Đình Tuấn, Chủ nhiệm đề tài đã phát biểu cảm ơn và tiếp thu các ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên Hội đồng. Tiếp đó, PGS.TS Nguyễn Gia Cầu, PGS.TS Tô Bá Trượng và TS Nguyễn Phú Tuấn đã lần lượt phát biểu ý kiến làm rõ thêm những khó khăn trong quá trình tổ chức nghiên cứu đề tài và đặc điểm của Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục.
Buổi nghiệm thu đề tài được thực hiện nghiên túc, tinh thần khoa học và dân chủ cao. Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá đề tài đạt 89,5/100 điểm.
Tin và ảnh của Phạm Dáng My

- Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài “Tổ chức đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay – những khó khăn, bất cập và giải pháp khắc phục
- Dự án Xóa mù chữ với phương pháp tiếp cận Reflect
- Hội thảo khoa học: Những khó khăn, bất cập trong tổ chức đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giải pháp khắc phục
- Hội thảo khoa học “10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”
- Viện Nghiên cứu Hợp tác Phát triển Giáo dục: Nghiên cứu thực tế giáo dục nghề nghiệp
- Hội thảo khoa học quốc gia “Giải pháp thực hiện giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học”
- Tập huấn: “Bồi dưỡng ứng dụng ChatGPT trong dạy và học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp”
- Thư mời viết bài tham gia Hội thảo chủ đề: “Những khó khăn, bất cập trong tổ chức đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giải pháp khắc phục”
- Tọa đàm thi tốt nghiệp theo chương trình GDPT 2018 – Góc nhìn từ cơ sở
- Sáng kiến kinh nghiệm của tác giả Bùi Công Huy xếp loại xuất sắc
- Thư mời viết bài tham gia Hội thảo chủ đề: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến cho học sinh phổ thông “
- Tọa đàm khoa học “Bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non Ngoài công lập – Những vấn đề đặt ra”
- Dự án Xóa mù chữ với phương pháp Reflect – PGS TS Tô Bá Trượng
Tin cùng loại
