Trang chủ » Nghiên Cứu Khoa Học » Tin hoạt động khoa học » Tọa đàm khoa học “Bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non Ngoài công lập – Những vấn đề đặt ra”

Tọa đàm khoa học “Bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non Ngoài công lập – Những vấn đề đặt ra”

Tọa đàm khoa học “Bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non Ngoài công lập – Những vấn đề đặt ra”

(IECD) – Sáng ngày 11 tháng 10 năm 2021 Viện nghiên cứu Hợp tác Phát triển Giáo dục IECD tổ chức tọa đàm khoa học về “Bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non Ngoài công lập – Những vấn đề đặt ra”

Dự buổi tọa đàm có PGS. TS Tô Bá Trượng – Viện trưởng viện IECD, TS. Nguyễn Phú Tuấn chủ nhiệm đề tài, PGS.TS Trần Đình Tuấn thành viên Hội đồng khoa học cơ quan và toàn thể cán bộ, chuyên viên nghiên cứu của Viện IECD.

Tại buổi tọa đàm, PGS.TS Trần Đình Tuấn báo cáo “Bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập – Một số vấn đề đặt ra”

– Những vấn đề chung về giáo dục mầm non ngoài công lập (Khái niệm về giáo dục mầm non ngoài công lập, đặc điểm giáo dục mầm non ngoài công lập);

– Những vấn đề lý luận về bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập (Khái quát các tư tưởng giáo dục hà khắc và bạo hành trẻ em trong lịch sử)

– Khái niệm bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập “Bạo hành trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức, bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác;

– Phân loại bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

– Những vấn đề đặt ra đối với vấn nạn bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập hiện nay (Có nên sử dụng phương pháp trách phạt trong GDMN hay không? Bạo hành trẻ em và phương pháp trách phạt trong giáo dục có gì khác nhau? Chương trình giáo dục mầm non hiện hành có phù hợp không? Trình độ năng lực của đội ngũ CBQL, giáo viên?)

Phát biểu chỉ đạo tọa đàm, PGS. TS. Đặng Quốc Bảo báo cáo “Cơ sở khoa học và xu hướng phát triển của hệ thống giáo dục mầm non ngoài công lập trọng hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam”

– Quan điểm Deway: Mỗi giảng viên phải là nô bộc của thượng đế

– Phân biệt mẫu giáo, nhà trẻ, trẻ em phải hiểu các em còn ngây thơ

– Gợi ý tìm hiểu để mở ra một hướng nghiên cứu mới “Giáo dục cha mẹ có con trước sáu tuổi”, đây là một trong những giải pháp để chống bạo hành trẻ em?

Cũng tại buổi tọa đàm, PGS. TS Nguyễn Gia Cầu báo cáo “Bạo hành trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập: một số thách thức mới”

– Trẻ em mầm non phải ở nhà trong thời gian dài, ảnh hưởng đến nền nếp, thói quen thực hiện chế độ sinh hoạt theo yêu cầu phát triển của độ tuổi

– Năm học 2021-2022 đặt ra cho giáo dục mầm non nhiều nhiệm vụ quan trọng

– Trong bối cảnh như vậy cần một số giải pháp khắc phục  bạo hành trẻ em (vấn đề tuyên truyền một cách sâu rộng, toàn diện, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng; mỗi gia đình cần nhìn nhận cách giáo dục trẻ trong gia đình hiện nay; nhà trường cần chủ động trong việc trao đổi thông tin với gia đình học sinh cũng như chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình cũng như biểu hiện của học sinh;…)

Trên cơ sở đó, ThS. Lê Thị Thanh Thúy báo cáo “Kết quả điều tra, khảo sát một số địa phương về phòng chống bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập”

– Số lượng giáo viên và CBQL tham gia Điều tra khảo sát

TP HCM

Lào Cai

Phiếu cho GV mầm non

200

100

Phiếu cho CBQL

100

20

Phỏng vấn trực tiếp CBQL

20

10

Phỏng vấn trực tiếp GV mầm non

50

20

– Các thầy cô đều hiểu định nghĩa về bạo hành trẻ em nhưng gặp khó khăn là không quản lý được cảm xúc cá nhân. Bản thân các thầy cô khi được đào tạo, bồi dưỡng về các kĩ năng liên quan đến cảm xúc.

– CBQL ở nhiều trường chưa có định hướng nhiều trong bồi dưỡng về bạo hành trẻ em, chỉ có các khóa bồi dưỡng về phòng chống xâm hại tình dục…

– Vấn đề nhìn nhận của giáo viên về việc bạo hành trẻ em ảnh hưởng như thế nào đối với công việc của họ là còn ít và chưa được nhìn nhận một cách xác đáng, cụ thể

Ngoài ra, TS. Nguyễn Phú Tuấn báo cáo “Một số kinh nghiệm phòng chống bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập”

– Cơ sở giáo dục mầm non hội tụ cần 4 yếu tố:

          + Một là cơ sở vật chât, điều kiện nuôi dạy trẻ tốt.

          + Hai là có hệ thống quản lý chặt chẽ, chuyên nghiệp

          + Ba là giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, thường xuyên được tập

          + Bốn là chế độ đãi ngộ, lương, trợ cấp giáo viên thỏa đáng.

Các trao đổi xoay quanh buổi tọa đàm

– Mục đích của mầm non ngoài công lập và công lập (lợi nhuận và phi lợi nhuận), mục đích của hai yếu tố này là khác nhau thì sẽ phải có những giải pháp khác nhau

– Yếu tố Tâm lý giáo viên, giáo viên không được coi là viên chức, tâm lý vẫn muốn ứng tuyển vào công lập, vậy tâm lý như vậy có ảnh hưởng đến hành vi chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ? (Yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự trung thành và tình yêu thương trong chăm sóc trẻ)

– Cân nhắc và so sánh các định nghĩa giáo dục hà khắc, nghiêm khắc, trách phạt, bạo hành dùng trong những hoàn cảnh nào? Để từ đó nhấn mạnh tính nhân văn trong giáo dục mầm non. Cần thể hiện thông qua đồng cảm, đồng chơi, đồng hành với trẻ em

– Vấn đề con người cần nhấn mạnh và quan trọng nhất, trong đào tạo và bồi dưỡng cần nhấn mạnh yếu tố yêu thương con người, hành xử có văn hóa. Đây là bài toán khó, cần có giải pháp đồng bộ và lâu dài.

– Giai đoạn nhỏ từ 0-6 tuổi là giai đoạn hình thành nhân cách, kĩ năng. Giáo viên mầm non đóng rất nhiều vai, tuy nhiên chế độ chính sách cho giáo viên mầm non là vấn đề còn nhức nhối. Nhiệm vụ mầm non công lập là làm nhiệm vụ hoàn thành công việc của nhà nước, còn dân lập có tư duy “dịch vụ” chỉ cần chất lượng dịch vụ tốt là sẽ thu hút được học sinh. Giáo viên mầm non ngoài công lập có một vấn đề đặt ra là tính ổn định của giáo viên, bởi vì nếu trường mầm non làm không tốt thì dẫn đến phá sản

– TP Hà Nội và HCM trường mầm non ngoài công lập phát triển hơn bởi dịch vụ tốt hơn; Việc bạo hành xảy ra ở cả công lập và ngoài công lập,  nhưng ở công lập khó để thu thập thông tin và tìm hiểu ,Chưa có chế tài để giải quyết vấn đề

– Chương trình giáo dục mầm non, Bộ đưa ra khung, và chương trình giáo dục để các trường tự thiết kế nội dung để đạt được khung. Vấn đề về đào tạo giáo viên: về các nội dung về quản lý cảm xúc, về các vấn đề bạo hành trẻ em nên giáo viên chưa có hiểu sâu, hiểu đúng về vấn đề này.

– Để giáo dục cho giáo viên, để họ khai mở tâm thức để họ yêu nghề, thì xã hội phải bảo vệ họ. Thêm nữa dịch covid hoành hoành thì sau khi hết dịch rất nhiều giáo viên bỏ nghề, họ không được bảo vệ nên họ sẽ dễ dàng bỏ nghề để kiếm kế sinh nhai tốt hơn.

Tại tọa đàm đã làm rõ các nội dung khoa học:

+ Hệ thống giáo dục mầm non ngoài công lập, là loại hình đa dạng về CSVC, trình độ quản lý, CBQL, giáo viên, ….

+ Thực trạng bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập (tại TP HCM và Lào Cai): việc quan tâm đến vấn nạn bạo hành trẻ em còn chưa được quan tâm, số giáo viên được tập huấn về bạo hành trẻ em còn ít…

+ Bạo hành trẻ em và phòng chống bạo hành trẻ em: thế nào là bạo hành trẻ em, các hình thức bạo hành, hậu quả, nguyên nhân (chủ quan và khách quan) và giải pháp

Kết thúc buổi tọa đàm, PGS. TS Tô Bá Trượng – Viện trưởng viện IECD bày tỏ sự cảm ơn đến các báo cáo viên. Buổi tọa đàm khoa học này đã giúp cán bộ, chuyên viên nghiên cứu, đơn vị của Viện IECD hiểu sâu sắc, toàn diện hơn về các vấn đề trong dự thảo “Bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non Ngoài công lập – Những vấn đề đặt ra” Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện các đề tài, đề án khoa học, công tác nghiên cứu sau này hơn nữa!

about-star

Tin cùng loại

about-star

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0822 86 58 58
Liên hệ